Đệ nhị Cộng hoà (1992-hiện tại) Lịch_sử_Ý

Từ năm 1992 tới 1997, Ý phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn khi cử tri thất vọng trước tình trạng tê liệt chính trị, những khoản nợ to lớn của chính phủ, tình trạng tham nhũng lan rộng, và ảnh hưởng ngày càng lớn của tội phạm có tổ chức trong chính phủ, được gọi là Tangentopoli. Khi Tangentopoli được các thẩm phán điều tra trong một phiên toà được gọi là Mani pulite (từ tiếng Ý có nghĩa "Những bàn tay sạch"), các cử tri đã yêu cầu những cải cách chính trị, kinh tế và sắc tộc. Những vụ scandal Tangentopoli liên quan tới tất cả các đảng chính trị lớn, nhưng đặc biệt là tới liên minh chính phủ: trong giai đoạn 1992 tới 1994 đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã gặp nhiều cuộc khủng hoảng và đã giải tán, chia rẽ thành nhiều đảng nhỏ, trong số đó có Đảng Nhân dân ÝDân chủ Thiên chúa giáo Trung dung. Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý (và các đảng nhỏ cầm quyền khác) bị giải tán hoàn toàn.

Cuộc bầu cử năm 1994 đã đưa vị trùm tư bản truyền thông Silvio Berlusconi (lãnh đạo liên minh "Pole of Freedoms") lên nắm quyền Thủ tướng. Tuy nhiên, Berlusconi đã buộc phải rời chức vụ tháng 12 năm 1994 khi Lega Nord rút lui sự ủng hộ. Chính phủ Berlusconi được kế tục bởi một chính phủ kỹ trị do Thủ tướng Lamberto Dini lãnh đạo, ông này cũng mất chức vào tháng 7 năm 1996.

Tháng 4 năm 1996, cuộc bầu cử toàn quốc đã mang lại thắng lợi cho liên minh trung tả dưới sự lãnh đạo của Romano Prodi. Chính phủ đầu tiên của Prodi đã trở thành chính phủ có thời gian tồn tại dài thứ ba trước khi thua sít sao, chỉ ba phiếu, trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tháng 10 năm 1998. Một chính phủ mới được lãnh đạo phe dân chủ cánh tả và cựu thành viên đảng cộng sản Massimo D'Alema thành lập, nhưng vào tháng 4 năm 2000, sau những thành tích kém cỏi của liên minh của ông trong các cuộc bầu cử địa phương, D'Alema đã từ chức.

Chính phủ trung tả kế tục, gồm hầu hết các đảng phái cũ, dưới sự lãnh đạo của Giuliano Amato (dân chủ xã hội), người trước kia từng giữ chức vụ thủ tướng giai đoạn 1992-93, từ tháng 4 năm 2000 tới tháng 6 năm 2001.

Năm 2001 phe trung hữu thành lập chính phủSilvio Berlusconi trở lại nắm quyền lực trong một nhiệm kỳ đủ 5 năm, trở thành chính phủ có thời gian tồn tại lâu nhất thời hậu chiến ở Ý. Berlusconi đã tham gia vào liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Iraq.

Cuộc bầu cử năm 2006 lại giúp Prodi quay lại lãnh đạo chính phủ với một đa số mong manh. Trong năm đầu tiên cầm quyền, Prodi đã theo đuổi một chính sách tự do kinh tế và giảm nợ công cộng thận trọng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Ý http://www.isn.ethz.ch/php/collections/coll_gladio... http://www.isn.ethz.ch/php/documents/collection_gl... http://books.google.com/books?id=X4xw8-Oj9usC&pg=P... http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=it&... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://www.historyworld.net/wrldhis/PlainTextHisto... http://correlatesofwar.org/COW2%20Data/Capabilitie... http://www.foreignaffairs.org/20060501faessay85305... http://links.jstor.org/sici?sici=0013-8266(198801)... https://web.archive.org/web/20090105232715/http://...